Trước khi bắt đầu, tôi khuyên bạn nên đo tốc độ hiện tại website của mình sau đó mới áp dụng thủ thuật để thấy được sự thay đổi.
Làm sao để đo được tốc độ hiện tại của website?
1, Tôi dùng YSlow để đo tốc độ load trang của một trang web. YSlow sẽ đánh giá toàn bộ trang web của bạn và đưa ra các gợi ý để giúp bạn nâng cao tốc độ dựa trên các quy tắc chuẩn của 1 trang web có tốc độ cao. YSlow là 1 add-on của Firefox và nó yêu cầu bạn phải có Firebug (một tiện ích phát triển website). Do vậy để dùng được Yslow bạn cần cài Firebug addon trước, sau đó mới cài YSlow addon.
Trang web trong hình cần 23 giây để load xong. Như vậy là rất chậm đúng không? Một vài thủ thuật có thể giúp nó đạt tốc độ cao hơn!
2, Số lượng database queries mỗi khi load trang cũng ảnh hưởng đến tốc độ của website. Bạn có thể thêm dòng code sau vào footer theme để biết được số database queries của trang web bạn mỗi khi load:
queries in seconds.
Hãy đảm bảo rằng không có một queries nào thừa/ không cần thiết.
3, Bạn cũng có thể dùng
website speed tester để biết thời gian load website của bạn.
Các thủ thuật tối ưu hóa tốc độ cho WordPress – Cơ bản
- Cập nhật lên WordPress phiên bản mới nhất. (Bạn nên làm điều này cũng vì mục đích bảo mật nữa)
- Dùng wp super cache WordPress plugin.
- Giảm tối thiểu các PHP queries không cần thiết. Ví dụ: thay vì dùng bạn có thể thay luôn bằng url nơi bạn cài wordpress.
- Chỉ load javascripts ở footer (Quy tắc vàng – CSS trên cùng, javascript dưới cùng)
- Vô hiệu hóa các plugin không cần thiết hoặc không đem lại nhiều lợi ích cho website của bạn. (Xóa hẳn các plugin đó)
- Tối ưu hóa Database từ myPhpAdmin. Bạn có thể dùng Optimize DB plugin để làm việc này.
- Kiểm tra code theme của bạn (Chỉ dùng valid HTML code)
- Tìm một nơi cung cấp host tốt.
Các thủ thuật tối ưu hóa WordPress – Nâng cao
- Giữ cho dung lượng các trang luôn nhỏ 100kb. Đừng dùng quá nhiều ảnh hoặc video trên 1 trang. Luôn nén các file ảnh cho phù hợp kích cỡ/dung lượng.
- Gộp tất cả các files css vào làm một (1 file nặng 50kb load nhanh hơn rất nhiều 5 files nặng 10kb)
- Gộp các javascripts vào làm một.
- Giảm số lượng truy vẫn tới PHP hoặc http (Dùng subdomains để giảm tải)
- Dùng các sripts ngoài. Thay vì đặt hàng tá code vào trong header.php file, hãy đặt chúng ra ngoài. Điều này giúp trình duyệt cache các script đó và chúng sẽ không phải tải về mỗi khi load một trang mới.
Bạn có thể dùng
PHP speedy WordPress plugin để làm một số thủ thuật trên.