* Chú ý: bạn có thể nhập cùng lúc nhiều từ khóa, mỗi từ khóa là 1 dòng.
d. Phân tích kết quả:
Sau khi bạn nhấn vào nút tìm kiếm thì Google Keywords Tools sẽ trả về cho bạn kết quả tương tự như sau:
Kết quả của Google Keywords Tools
Theo như kết quả Google Keywords Tools trả về thì bạn có thể thấy được ngoài việc phân tích các từ khóa bạn nhập thì tool còn gợi ý và phân tích rất nhiều từ khóa có liên quan đến các từ khóa mà bạn nhập.
Ở đây tool phân tích 3 yếu tố:
+ Độ cạnh tranh: gồm 3 mức là cao, trung bình và thấp.
+ Số lần tìm kiếm toàn cầu: Là số lần từ khóa này được người dùng gõ vào tìm kiếm trên toàn thế giới. Bằng tất cả các ngôn ngữ và từ tất cả các thiết bị (laptop, máy bàn, máy tính bảng....), và số lần tìm kiếm này được tính theo đơn vị hàng tháng (được tính trung bình từ lượng tìm kiếm trong 12 tháng)
+ Số lần tìm kiếm cục bộ: Là số lần từ khóa này được người dùng gõ vào tìm kiếm trên quốc gia bạn chọn (ở đây mình là Việt Nam). Và cũng được tính toán số liệu giống như số lần tìm kiếm toàn cầu.
Ngoài ra, khi bạn đã sử dụng quen với công cụ rồi thì bạn có thể kết hợp sử dụng một số công cụ hỗ trợ thêm ở phía bên tay trái.
2. Sử dụng Google Trends:
Google Trends là công cụ thuộc Google Search cho phép chúng ta xem thống kê về việc tìm kiếm của một hoặc nhiều từ khóa nào đó. Trends sẽ biểu diễn số liệu dưới dạng biểu đồ theo thời gian để chúng ta để chúng ta biết khi nào thì mức độ quan tâm của một từ khóa cao, khi nào thì giảm xuống thấp.
Google Trends - công cụ thống kê thói quen, xu hướng tìm kiếm của người dùng và Google Keywords Tools về cơ bản thì đều là dùng để thống kê lượng tìm kiếm của người dùng trên Google, nhưng khác nhau ở chỗ nếu như Keywords là tính ra con số trung bình trong 12 tháng thì Trends lại thống kê theo từng tháng trong nhiều năm gần đây. Qua đó ta có thể biết được vào những tháng nào, hoặc bắt đầu từ năm nào thì từ khóa được quan tâm.
Cũng giống như Keywords thì để sử dụng Google Trends bạn cũng không cần phải cài bất cứ thứ gì cả, bạn chỉ cần truy cập vào: http://www.google.com/trends/explore và nhập từ khóa cần tìm vào ô.
Nhập từ khóa vào Google Trends
Mỗi từ khóa bạn nhập cách nhau bởi dấu phẩy "," và bạn nhập tối đa là 5 từ khóa cùng 1 lúc.
Có một điểm mà bạn cần lưu ý khi xem kết quả trên Google Trends đó là biểu đồ thể hiện theo tỷ lệ Google Trends không thống kê số lượng tìm kiếm, tức là tháng nào có lượng tìm kiếm nhiều nhất sẽ được biểu thị ở mức 100.
Với Google Trends bạn có thể biết được thói quen của người dùng, trong những tháng nào thì từ khóa được tìm kếm nhiều nhất. Nó sẽ rất có lợi với những website kinh doanh các mặt hàng theo thời vụ như: bánh trung thu, lồng đèn, quà tết...
3. Kết luận:
Bạn nên kết hợp sử dụng cả 3 bước trong bài viết "chọn từ khóa để quảng cáo Google Adwords" và 2 tools do Google cung cấp kể trên để có thể tìm ra những từ khóa phù hợp với website, công ty mình mà lại được nhiều người dùng tìm kiếm, giúp mang lại hiệu quả cho chiến dịch quảng cáo trên Google của mình.
Tên Dịch vụ Phí cài đặt Phí duy trì hàng năm Phí Transfer .com Miễn phí 335.000 đ 325.000 đ .net Miễn phí 365.000 đ 355.000 đ .org Miễn phí 338.000 đ 328.000 đ .info Miễn phí 599.000...